Kết quả tìm kiếm cho "tăng 1.945 trường hợp"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 137
TP. Long Xuyên trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh từ năm 2020. Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh, địa phương hướng đến “thương hiệu” đô thị trẻ, năng động, có vị trí địa lý kinh tế - chính trị quan trọng trong hệ thống các đô thị khu vực ĐBSCL. Để gầy dựng được điều đó, rất cần huy động nội lực lẫn ngoại lực, bằng nhiều giải pháp đồng bộ, tổng thể.
An Giang là địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và kết nối các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Với tư duy đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển bền vững, nâng cao đời sống Nhân dân, tỉnh đã tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ, đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội hóa để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trong bối cảnh nguồn ngân sách rất hạn hẹp.
Việc đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm vừa góp phần hoàn thiện hạ tầng giao thông, tạo không gian, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, vừa đóng góp vào tiến độ giải ngân vốn đầu tư công (vốn giao thông chiếm tỷ trọng lớn). Yêu cầu cần thiết hiện nay là tháo gỡ các vướng mắc về cung ứng nguồn nguyên liệu cát, tạo thuận lợi cho các công trình.
Sau khi được UBND tỉnh An Giang cấp bản xác nhận khai thác mỏ cát theo cơ chế đặc thù của Quốc hội và Chính phủ, các đơn vị thi công tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đoạn qua địa bàn tỉnh đều tập trung nhân lực, vật lực, tăng cường các mũi thi công, không quản ngày đêm, ngày nghỉ, cuối tuần. Một số nhà thầu vừa nỗ lực hoàn thành phần cầu trên tuyến trong năm 2024 theo kế hoạch, vừa tranh thủ thi công phần đường chính khi nguồn cát được đưa về.
Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng là tuyến cao tốc trục ngang đầu tiên ở ĐBSCL được khởi công xây dựng, có vai trò đặc biệt quan trọng trong kết nối vùng, tạo động lực phát triển cho các tỉnh, thành phố dọc cao tốc từ khu kinh tế cửa khẩu An Giang đến cảng biển Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng). Là địa phương khởi đầu cao tốc, An Giang luôn nỗ lực, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị thi công.
Thời gian qua, công tác mặt trận trên địa bàn huyện Châu Phú (An Giang) được triển khai thực hiện toàn diện, hướng về cơ sở, với những việc làm thiết thực, như: Chăm lo an sinh xã hội; vận động Nhân dân chung sức xây dựng cầu, đường giao thông nông thôn; phát huy vai trò giám sát của Ban Thanh tra Nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng…
MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội xây dựng và triển khai thực hiện nhiều hình thức hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội, góp phần xây dựng, tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhiều phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội chủ trì phát động trên các lĩnh vực của đời sống luôn được Nhân dân hưởng ứng tham gia…
Năm 2024, An Giang tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng đến chuyển biến về chất, tạo ra giá trị thực; đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, tạo nền tảng phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ, thúc đẩy liên kết vùng. Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, UBND tỉnh đã ban hành kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024.
Khi hệ thống giao thông được đầu tư kết nối đồng bộ, “điểm nghẽn” lớn nhất của An Giang sẽ được tháo gỡ. Giao thông không chỉ phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa mà còn thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút đầu tư, công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn...
Mục tiêu của huyện miền núi Tri Tôn (tỉnh An Giang), không chỉ nỗ lực thoát khỏi danh sách huyện nghèo cả nước mà còn xây dựng thành điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách, nhà đầu tư. Tri Tôn đang khoác lên mình bộ áo mới, đầu tư hệ thống giao thông từ đô thị đến các tuyến đường huyết mạch, tạo điều kiện kết nối các điểm đến du lịch (DL), hỗ trợ doanh nghiệp (DN) triển khai các dự án đầu tư.
Năm qua, hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp trong tỉnh An Giang thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động gắn với phong trào thi đua hướng về cơ sở, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp phụ nữ. Qua đó, khẳng định vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, xây dựng tổ chức hội không ngừng lớn mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Thời gian qua, phong trào thể dục - thể thao (TDTT) quần chúng trên địa bàn huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) phát triển rộng khắp, mang lại hiệu quả thiết thực. Việc duy trì thói quen tập luyện vừa tăng cường sức khỏe, cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, vừa tăng cường tình đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.